Từ lâu, nên văn hóa ẩm thực Thái Lan đã khá nổi tiếng bởi những món ăn mới lạ, độc đáo mang hương vị chua cay đặc trưng điển hình như lẩu Thái, lẩu tomyum hải sản. Hiện nay, lau tomyum cũng được biến tấu theo nhiều phong cách khác nhau nhằm đáp ứng với khẩu vị thực khách từng vùng miền.
Hãy tìm hiểu cách nấu lẩu tomyum ngon như khi bạn ăn tại Kichi Kichi nhé!
1. Lẩu tomyum – Vua của các món lẩu Thái Lan
Trong tiếng Thái Lan, “tom” là chỉ các món súp/canh và “yum” có nghĩa chua cay nên lẩu tomyum là món canh súp mang hương vị chua cay đặc biệt của người Thái Lan. Đây cũng là lý do khiến lẩu tomyum được mệnh danh là vua của các món lẩu, là tinh hoa ẩm thực của xứ sở Chùa Vàng.
Hiện nay, lẩu tomyum hay lẩu tom yum, lẩu tôm dằm đã trở nên vô cùng nổi tiếng trên toàn thế giới, trong đó có cả Việt Nam nhờ hương vị hòa quyện đủ chua cay mặn ngọt béo vô cùng hài hòa, mê ly khó cưỡng và nguyên liệu thả lẩu phong phú kết hợp hoàn hảo giữa nhiều loại hải sản, thịt, cùng rau củ tươi ngon.
Nước lẩu tomyum là kết quả của sự kết hợp hài hòa từ nhiều loại nguyên liệu và gia vị khác nhau, trong đó giữ lại gần như hoàn hảo vị ngọt tinh túy từ nước hầm xương và vị chua cay đặc trưng từ chanh, ớt, vị béo của nước cốt dừa hay mùi thơm từ sả khiến nồi lẩu hấp dẫn cả những thực khách khó tính nhất.
Lẩu tomyum – Vua của các món lẩu Thái Lan
2. Gợi ý cách nấu lẩu tomyum ngon
Lẩu tomyum là kết quả từ sự kết hợp của nhiều loại nguyên liệu tươi ngon được sơ chế đúng cách, quá trình tẩm ướp cùng các loại gia vị vô cùng bài bản và cách bày trí món ăn hấp dẫn. Hiện nay, lau tomyum đã được biến tấu theo nhiều cách khác nhau nhằm đáp ứng với khẩu vị thực khách từng vùng miền.
Dưới đây là cách nấu lẩu tomyum cốt dừa cơ bản dễ thực hiện nhất mà bạn có thể tham khảo nhé!
– Chuẩn bị nguyên liệu
Để có nồi lẩu tomyum thơm ngon chuẩn vị, bạn cần chuẩn bị nguyên liệu tươi ngon nhất. Chất lượng nguyên liệu quyết định không nhỏ chất lượng món ăn.
Với khẩu phần cho 4-6 người ăn, cần chuẩn bị:
- + Xương hầm (xương ống hoặc xương gà tùy sở thích): 1kg
- + Tôm: 500g
- + Ngao/sò: 800-1000g
- + Thịt bò: 500-700g
- + Mực 500-700g
- + Nước cốt dừa: 400ml
- + Nấm rơm: 200-300g
- + Cà chua: 5-7 quả
- + Chanh: 3 quả
- + Lá chanh: 30 – 40 lá
- + Riềng, sả, ớt, tỏi, hành tím
- + Rau thả lẩu: cải thảo, nấm kim châm, rau muống, hoa chuối….
- + Gia vị: gói gia vị lẩu tomyum, dầu ăn, nước mắm, đường, muối, hạt nêm, tiêu, bột nghệ.
– Sơ chế
Sơ chế nguyên liệu đúng cách sẽ giúp món ăn thơm ngon và giàu giá trị dinh dưỡng, đảm bảo an toàn khi thưởng thức. Phần xương khi mua về, để loại bỏ được tạp chất cần rửa sơ qua bằng nước muối pha loãng, sau đó chặt thành từng khúc ngắn vừa phải và luộc nhanh qua nước sôi. Mục đích của việc chần thịt là giúp bạn khử mùi tanh và chất bẩn, giúp nước lẩu giữ được độ trong của nó.
Ngâm tôm trong nước sạch để loại bỏ tạp chất rổi rửa dưới vòi nước chảy để phần bùn đất bên ngoài vỏ tôm được loại bỏ hoàn toàn. Hãy cắt bỏ phần nhọn và râu ở đầu tôm, rửa lại bằng nước sạch và để ráo nước.
Với ngao/sò, bạn hãy ngâm chúng vào thau nước có pha muối và ớt cắt lát trong 2 giờ để ngao/sò nhả sạch bùn đất bên trong chúng. Ngoài ra, với phần vỏ bên ngoài, hãy dùng bàn chải nhỏ để cọ rửa sạch sẽ, sau đó rửa sạch chúng dưới vòi nước lần nữa và để ráo.
Thịt bò cần được rửa sạch, để ráo nước và cắt mỏng theo thớ ngang để thịt không bị quá dai khi ăn. Đối với mực, bạn nên lấy ruột mực ra ngoài nhẹ nhàng, tránh làm vỡ ruột khiến thịt bị đen và rửa sạch phần nội tạng. Sau đó, hãy rửa lại lần nữa cùng nước hòa thêm giấm và muối để mực được làm sạch hoàn toàn và loại bỏ mùi tanh hôi.
Các loại rau củ quả cũng cần loại bỏ phần già, úng, dập,… và rửa sạch cùng nước muối pha loãng, để ráo. Rửa sạch và vò nhẹ lá chanh để làm tăng hương vị. Chanh chỉ vắt lấy nước và bỏ hạt. Cà chua nên bỏ hạt để giảm độ chua và cắt theo hình múi cau. Nấm rơm cắt nhẹ theo hình chữ thập trên đầu và luộc nhanh qua nước sôi. Lột vỏ, rửa sạch, đập dập và băm nhuyễn tỏi cùng hành tím; thái lát mỏng ớt và riềng, cắt đoạn 5cm và đập dập sả.
Cách nấu lẩu tomyum hải sản
– Chế biến
Cách chế biến lẩu tomyum hiện nay khá đa dạng với nhiều hương vị được biến tấu khác nhau nhưng không làm mất đi vị chua cay hay hương thơm béo ngậy đặc trưng của nó. Dưới đây là một trong những cách nấu cơ bản và đơn giản nhất mà bạn có thể áp dụng tại nhà:
Bước 1: Đun sôi khoảng 2 lít nước và cho xương vào ninh cùng vài củ hành tím trong khoảng 60 phút để tăng vị ngọt thanh tự nhiên cho nước dùng.
Bạn nên ninh xương dưới lửa nhỏ và không nên đậy nắp nồi, chú ý vớt bọt thường xuyên để lấy được nhiều dinh dưỡng nhất và tránh bị đục nước. Sau khi ninh xong, loại bỏ phần xương và giữ lại nước để nấu nước lẩu.
Bước 2: Làm nóng chảo, thêm 2 muỗng dầu ăn vào, đợi đến khi dầu nóng, hãy phi hành tím và tỏi đến khi chúng ngả sang màu vàng và có mùi thơm, tiếp tục thêm riềng, ớt, sả, cà chua đã sơ chế sẵn vào chảo và xào đều tay đến khi nguyên liệu săn lại và dậy mùi thơm.
Bước 3: Hầm chung nguyên liệu ở bước 2 vào chung với nước hầm xương đã chuẩn bị và tiếp tục nấu để nguyên liệu sôi đều.
Bước 4: Cho nấm rơm, lá chanh, bột nghệ, nước cốt dừa vào nồi, khuấy đều tay và tiếp tục nấu trong 10 phút.
Bước 5: Thêm gói gia vị lẩu thái tomyum cùng ớt bột và gia vị vào nồi, nêm nếm theo khẩu vị gia đình.
Lẩu tomyum hải sản
Lưu ý rằng nước lẩu tomyum chuẩn phải đạt được màu đỏ cam bắt mắt và mang hương vị đậm đà từ chanh, ớt, sả, riềng cùng lá chanh hòa quyện với nhau nhé.
Trên đây là cách nấu lẩu Tomyum đơn giản nhất bạn có thể tự nấu tại nhà, đặc biệt là trong những ngày mưa. Ngoài ra, để được thưởng thức nồi lẩu thái tomyum ngon đúng vị mà không cần nấu nướng cầu kì, một gợi ý cho bạn là hãy đến Kichi Kichi để thưởng thức Tomyum chuẩn vị xứ sở Chùa Vàng nhé!!!
Tham khảo menu buffet lẩu băng chuyền Kichi-Kichi ngay tại đây: https://kichi.com.vn/buffet