Lẩu thái có vị chua chua cay cay dễ dàng kết hợp với nhiều loại nguyên liệu lẩu khác nhau nên được nhiều người yêu thích. Nhưng nếu không muốn đến các nhà hàng để thưởng thức món ăn vì đông và sợ không đảm bảo an toàn thực phẩm thì nấu ăn tại nhà sẽ là giải pháp hiệu quả nhất.
Đừng bỏ lỡ những cách nấu lau thai đơn giản nhưng thơm ngon chuẩn vị dưới đây nhé!
Cách 1: Lẩu thái hải sản chua cay hấp dẫn
Cách làm đơn giản, nguyên liệu dễ tìm nên lau thai chua cay hải sản được nhiều người lựa chọn để nấu tại nhà. Để món ăn được chuẩn vị, bạn có thể thực hiện theo công thức dưới đây:
Chuẩn bị nguyên liệu
Nguyên liệu để chế biến lẩu thái theo cách này gồm có:
– Thịt bò: 300gr
– Tôm: 300gr
– Mực: 300gr
– Nghêu: 300gr
– Bột gia vị lẩu thái pha sẵn: 1 gói
– Cà chua: 1 quả
– Thơm (dứa): 1/4 trái
– Nấm rơm: 100gr
– Lá chanh: 5 lá
– Xả: 4 nhánh
– Tỏi: 1 tép
– Hành tím: 1 củ
– Rau thơm, ớt và các loại rau nhúng lẩu như rau muống, rau cải thảo, bông bí,…
– Gia vị: đường, dầu ăn, muối,…
Sơ chế nguyên liệu
Sau khi đã chuẩn bị nguyên liệu đầy đủ, cùng bắt tay vào sơ chế các nguyên liệu để bắt đầu chế biến món ăn thôi nào.
– Thịt bò: Sau khi mua về thì rửa cùng với nước muối => thái mỏng.
– Tôm: rửa sạch, cắt râu và bỏ chỉ đen ở sống lưng.
– Mực: làm sạch, loại bỏ túi mực => Cắt khoanh vừa ăn.
– Nghêu: rửa sạch phần vỏ => ngâm vào trong nước có vài lát ớt khoảng 30 phút để đất cát bên trong bị nhả ra nhanh hơn.
– Xả: bóc lớp vỏ già bên ngoài => rửa sạch => Đập dập và cắt thành 2 khúc.
– Tỏi và hành tím: Bóc lớp vỏ ngoài => băm nhuyễn.
– Thơm và cà chua: Rửa sạch với nước => Thái miếng vừa ăn.
– Ớt: cắt thành từng lát.
– Rau thơm: Nhặt bỏ lá sâu, úa => Xắt thành từng khúc.
– Nấm rơm: rửa sạch với nước muối.
Nấu nước lẩu
Nước lẩu là phần “linh hồn” tạo nên sự thơm ngon hấp dẫn cho lẩu thái chua cay. Chính vì thế, khi thực hiện bước này bạn cần hết sức chú ý. Hãy nấu nước lẩu theo quy trình sau để có được nồi lẩu chuẩn vị nhất bạn nhé.
– Cho dầu vào nồi => Cho hành tỏi băm nhuyễn vào phi thơm.
– Cho xả đập dập, thơm, cà chua, nấm rơm vào xào chung trong khoảng 2 phút => Đổ 1,5 lít nước vào nồi đun sôi.
– Cho gói gia vị nấu lẩu Thái và 1 muỗng canh đường vào. Đun đến khi nước sôi thì cho lá chanh vào và nêm nếm xem đã vừa miệng chưa. Tùy theo khẩu vị của gia đình bạn có thể giảm lượng bột lẩu thái và thêm các loại gia vị có sẵn tại nhà để nước lẩu đậm đà hơn.
– Cho nước dùng ra nồi nấu lẩu và bắt đầu thả tôm, mực, nghêu và thịt bò cùng rau vào để bắt đầu thưởng thức.
Cách 2: Nấu lẩu thái thập cẩm ngon tại nhà
Nếu mỗi người một sở thích khác nhau thì lẩu thái ngon nấu theo kiểu thập cẩm sẽ là một gợi ý lý tưởng bạn nên thử. Cách thực hiện không quá khó mà hương vị thì “ngon nhức cái nách” đấy nhé.
Chuẩn bị nguyên liệu
Nguyên liệu cần chuẩn bị cho cách nấu lẩu thái này gồm:
– Xương ống: 0,5 – 1kg
– Cà chua: 2 quả
– Xả: 5 nhánh
– Dứa (thơm): 1/2 quả
– Chanh: 1 quả
– Riềng: 1 củ
– Gia vị lẩu thái Tom Yum pha sẵn: 3 thìa cà phê
– Sa tế lẩu Thái: 1/2 thìa
– Nước cốt dừa: 1 thìa cà phê
– Lá chanh: 5-6 lá
– Gia vị: đường, hạt nêm, nước mắm,…
– Mực: 300gr
– Tôm sú: 500gr
– Nghêu: 500gr
– Thịt bò Mỹ: 500gr
– Nấm hương, kim châm, đùi gà
– Ngô ngọt: 3 bắp
– Khoai sọ: 2 củ
– Các loại rau ăn kèm: rau muống, cải thảo, rau thơm,…
Sơ chế nguyên liệu
Nguyên liệu cần được sơ chế để việc nấu ăn trở nên nhanh chóng, gọn gàng và hợp vệ sinh hơn.
– Xương ống: Rửa sạch => Cho vào đun sôi trong khoảng 5 phút và đổ nước đi => rửa sạch lại bằng nước lạnh để làm sạch xương.
– Cà chua, dứa: rửa sạch => thái miếng vừa ăn.
– Xả: Bóc vỏ => Rửa sạch => Đập dập và cắt khúc
– Chanh: Vắt lọc lấy nước cốt
– Riềng rửa sạch => Thái miếng nhỏ
– Lá chanh, nấm rửa sạch với nước muối.
– Ngô ngọt bóc vỏ => Cắt khoanh vừa ăn.
– Khoai sọ: gọt vỏ => rửa sạch => Cắt miếng vừa ăn.
– Mực làm sạch, cắt khoanh nhỏ
– Tôm rửa sạch, loại bỏ chỉ đen ở lưng và cắt râu.
– Nghêu: rửa sạch vỏ và ngâm với nước có vài lát ớt để đất cát bị nhả ra nhanh hơn.
– Bò Mỹ: Rửa sạch, thái thành từng lát mỏng.
Nấu nước lẩu
Sau khi sơ chế nguyên liệu xong thì cùng bắt tay vào thực hiện công đoạn quan trọng nhất, nấu nước lẩu.
– Cho xương đã rửa sạch vào nồi => thêm 3 thìa cafe hạt nêm, 1 thìa cafe nước mắm vào xóc đều cho xương ngấm gia vị => đổ nước ngập mặt thịt => đun to lửa cho nước sôi. (Lưu ý: Nhớ vớt các bọt nổi lên trên để nước dùng được thơm và đẹp mắt hơn) => Hầm xương trong khoảng 1-2 giờ.
– Cho riềng, sả, dứa, cà chua, lá chanh và nước cốt chanh đã chuẩn bị sẵn vào nồi và đun sôi trong 5 phút.
– Nêm gia vị cho nồi lẩu: 3 thìa cafe gia vị lẩu thái tom yum, 3 thìa cafe đường, 1 thìa cafe nước cốt dừa, 3 thìa cafe hạt nêm, 1/2 thìa cafe Sa tế lẩu Thái, 3 thìa cafe nước mắm. Nếu thấy nước vẫn nhạt thì có thể điều chỉnh sao cho phù hợp với khẩu vị của gia đình.
– Sau khi đun sôi thì đổ ra nồi lẩu để cho thêm nguyên liệu thả lẩu và thưởng thức.
Nếu không có thời gian để chuẩn bị lẩu tại nhà, bạn có thể ăn lẩu thái tại Kichi Kichi để được thưởng thức hương vị chuẩn Thái và an toàn sức khỏe. Bạn đừng quên để lại những đánh giá về trải nghiệm tại đây để nhà hàng cải thiện nhé!